Bài thuốc bí truyền tám đời trị xương khớp (Báo Khoa học đời sống)

Liên hệ

Điện thoại: 0913377132 Facebook: bsq.thuocnam
Từ 3 vị thuốc gia truyền đặc trị xương khớp được lưu truyền qua 8 đời của dòng họ, BS. TTƯT Nguyễn Văn Quang đã tinh chế dưới dạng kem và cồn xoa bóp điều trị đau xương khớp hiệu quả.

Hết đau sau 10 năm bị bệnh

Lần nào đến làm việc với BS.TTƯT Nguyễn Văn Quang, Giám đốc Bệnh viện Thể thao Việt Nam, tôi cũng rất ngạc nhiên vì thường thấy nhiều người tìm đến để xin thuốc trị bệnh. Chị Nguyễn Thị Thành (47 tuổi ở Ba Đình, Hà Nội) cho hay, chị bị đau khớp 10 năm nay, nhất là khi thay đổi thời tiết, xương khớp đau nhức, đi lại chậm chạp, thậm chí có lúc phải chống gậy để đi. Chị uống thuốc Tây thấy bệnh đỡ nhưng sau đó lại tái phát và gây đau dạ dày. May mắn chị được BS.TTƯT Nguyễn Văn Quang cho thuốc “Chấn thương BsQ” về bôi và hơn 1 năm nay không thấy đau lại.

img_baithuocxuongkhop
BS.TTƯT Nguyễn Văn Quang đang thăm khám cho bệnh nhân đau khớp.

BS.TTƯT Nguyễn Văn Quang cho biết, theo y học cổ truyền (YHCT), tất cả các bệnh đau nhức khớp xương, dù có sưng, nóng, đỏ hay chỉ tê, mỏi, nặng ở khớp đều thuộc chứng Tý, nghĩa là tắc nghẽn, kinh mạch không thông. Nguyên nhân là do sức đề kháng của cơ thể (YHCT gọi là chính khí) không đầy đủ, thừa cơ các yếu tố gây bệnh bên ngoài (YHCT gọi là ngoại nhân gồm phong, hàn, thử, thấp, táo và hỏa) cùng phối hợp xâm phạm đến kinh lạc, kinh cân và kinh biệt. Hậu quả là sự vận hành của khí huyết bị tắc nghẽn, gây ra chứng tý, biểu hiện như sưng đau, hoặc tê, mỏi, nặng ở một khu vực khớp xương hoặc toàn thân.
Một số người chính khí hư suy vì mắc bệnh lâu ngày hoặc do cao tuổi, các chức năng của lục phủ, ngũ tạng của cơ thể bị suy yếu nên khí huyết giảm sút, không nuôi dưỡng được cân mạch, cơ nhục, mạch lạc hư hao, gây thoái hóa khớp xương và biểu hiện lâm sàng đau, nhức, tê buốt. Các chứng trạng này ảnh hưởng đến đến toàn trạng làm bệnh nhân mất ngủ, chất lượng cuộc sống giảm sút.

Vì vậy, khi chữa các bệnh về xương khớp, nguyên tắc điều trị của YHCT (gọi là trị tắc) là: Bổ can thận, bổ khí huyết, thông kinh, hoạt lạc, trừ thấp, chỉ thống, làm cho khí huyết ở cơ, gân, xương đầy đủ, lưu thông, từ đó đưa các yếu tố gây bệnh ra ngoài và phòng chống tái phát. Các phương pháp điều trị bao gồm: Vận động trị liệu, dưỡng sinh, châm, cứu, xoa bóp, thực dưỡng và dùng thuốc.

Hành khí, hoạt huyết, chỉ thống

Với phương pháp chẩn trị của BS.TTƯT Nguyễn Văn Quang, sau quá trình thăm khám, hỏi bệnh sẽ tư vấn cách tập luyện, ăn uống, phương pháp điều trị dùng và không dùng thuốc cho bệnh nhân. Thuốc YHCT mà BS.TTƯT Nguyễn Văn Quang thường dùng là thuốc dùng ngoài (rượu hoặc kem bôi BsQ). Thông thường sau 1 – 2 giờ dùng thuốc, bệnh nhân sẽ thấy giảm đau và khỏi dần khi hết liệu trình điều trị.
Tuy nhiên, theo BS.TTƯT Nguyễn Văn Quang, bệnh đau nhức xương khớp do ảnh hưởng trực tiếp của ngoại nhân (ảnh hưởng của thời tiết, môi trường sống, chế độ ăn uống, sinh hoạt…) gây nên, do vậy dễ tái phát. Để phòng bệnh, người bệnh cần phải biết thực hành kiến thức dưỡng sinh phòng bệnh theo phương châm “Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần; Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình”.
BS.TTƯT Nguyễn Văn Quang cũng cho hay, bài thuốc gia truyền của ông được cụ tổ 8 đời – nhà nho – người rất giỏi về sử dụng thuốc Nam chữa bệnh làm phúc truyền lại các đời sau cho các trưởng nam để chữa bệnh làm phúc cho mọi người được sử dụng từ 3 vị thuốc chính là thồm lồm, sống đời, dây đòn gánh… Sự kết hợp của các vị thuốc này giúp cho bài thuốc có tác dụng hành khí, hoạt huyết, tiêu thũng (giảm phù nề), chỉ thống (giảm đau)… nên có tác dụng trị bệnh rõ rệt. Hiện bài thuốc đã được Sở Y tế Hải Dương cấp giấy chứng nhận có tên là “chấn thương BsQ” và được Bộ Y tế cấp Chứng chỉ hành nghề bài thuốc này.

Kết quả nghiên cứu thuốc “chấn thương BsQ” đã được nghiên cứu trên 256 bệnh nhân bị chấn thương vùng quanh khớp (sưng nề, hạn chế và mất vận động…), đạt kết quả tốt 88%. Đặc biệt, thuốc không có phản ứng phụ, dị ứng do bôi ngoài (mẩn ngứa, sẩn, phỏng nước, viêm da…) hoặc nhiễm độc (nôn, buồn nôn, chóng mặt…) và rất thích hợp đối với những người bị hội chứng dạ dày – tá tràng không dùng được thuốc Tây”.
ThS Nguyễn Văn Phú (Phó Giám đốc Bệnh viện Thể thao Việt Nam)

1 bình luận

  1. Tôi thường bị tê bì mé ngoài chân trái từ trên đùi đến tận bàn chân đã vài ba năm nay. Mức độ tê bì ngày càng tăng hơn. Năm đầu chỉ thỉnh thoảng trái gió trở giời mới bị tê và tự nhiên nó cũng qua khỏi nhanh thôi. Sau đó thì tăng dần lên. Năm 2016, tôi bị tê thường xuyên hơn. Thế rồi một cơ may đã đến,cuối năm 2016, khi về dự 50 năm thành lập trường, tôi được tặng mấy lọ thuốc phong tê thấp của Bác sĩ Quang. Tôi dùng thử và thấy kết quả thật tốt. Chứng tê bì giảm dần và đến đợt rét này, tôi đã không còn thấy tê nữa. Chưa biết là có thể khỏi hẳn không, nhưng cứ đỡ nhiều như thế này tôi đã phấn khởi lắm rồi. Tôi sẽ tiếp tục dùng và chia sẻ kết quả cùng mọi người. Cám ơn bác sĩ rất nhiều.

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*