Trị nhanh “GIỜI LEO” bằng 3 loại lá – Báo Khoa học & Đời sống – Số 26 (3480) Thứ tư (1/3/2017)

Liên hệ

Điện thoại: 0913377132 Facebook: bsq.thuocnam

KINH NGHIỆM QUÝ TỰ CHỮA BỆNH NGOÀI DA – KỲ 6  

Bị giời leo nhiễm trùng cả nửa thân mình, bà Nguyễn Thị Điều (92 tuổi ở thôn Bích Nham, xã Văn Đức, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương) đau đớn nằm bẹp nghĩ mình không qua khỏi. Thế nhưng, với việc dùng 3 vị thuốc Nam gồm thồm lồm, lá khế và lá trầu không chế thành kem bôi mà bà đã nhanh khỏi bệnh.

Cả đời chưa bao giờ đau như vậy

92 tuổi nhưng bà Điều vẫn còn minh mẫn, tự mình đi chơi trong làng và ra đình, chùa cúng lễ. Tai nghe kém nhưng bà vẫn thích nói chuyện. Thấy nhiều người hỏi thăm bệnh của bà, bà bảo, tưởng phải theo các cụ về với tổ tiên không ngờ lại “hồi tỉnh”. Nói rồi bà vạch áo choi mọi người xem, nửa thân người vẫn còn vết thâm đen. Anh Nguyễn Văn Pháp – con trai bà cho hay, bà bị bệnh “giời leo” nhiễm trùng, nằm bẹp tưởng không qua khỏi.

Theo đó, cách đây hơn 4 tháng tự nhiên thấy bà kêu đau, buốt và rát một nửa mạng sườn bên phải, đau không ăn không ngủ được, gia đình đưa bà đi khám kết luận đau dây thần kinh liên sườn và cho bà thuốc uống nhưng không đỡ. Vài hôm sau từ chỗ đau xuất hiện các mụn nước nhỏ mọc dầy, vỡ nước và lan rộng. Đi viện được chẩn đoán bệnh zona thần kinh. Bác sĩ cho thuốc acyclovir để bôi và uống thêm thuốc kháng viêm, giảm đau thần kinh phối hợp. Về nhà điều trị thuốc cả tuần nhưng bệnh vẫn không đỡ mà ngày càng nặng thêm. Bà đau đầu, đau khắp người và chỗ tổn thương đau rát như có ngươi cắt da, tróc thịt. Bà nằm bẹp một chỗ, không ăn, không uống, không ngủ được. Bà bảo, bệnh này đau lắm, đau không cách nào chịu được. Hơn 90 tuổi chưa bao giờ bà phải chịu cơn đau khủng khiếp như vậy, đau chỉ muốn chết để giải thoát.

Di chứng rất nặng nề

Thấy mẹ khổ sở vì đau đớn, nằm li bì không yên, các vết loét ngày càng lan rộng nên anh Pháp đã liên lạc khắp nơi để tìm thuốc chưa. May mắn anh được biết Bệnh viện Thể thao Việt Nam có dùng bài thuốc Nam gia truyền đã được cấp phép chữa trị cho nhiều bệnh nhân bị bệnh này. Anh tìm đến BSCK I Nguyễn Văn Quang, nguyên Giám đốc Bệnh viện Thể thao Việt Nam, người đưa bài thuốc vào ứng dụng để tìm hiểu.

BSCK I Nguyễn Văn Quang cho biết, thuốc được bào chế từ 3 loại dược liệu cơ bản là rễ và toàn thân tươi cây thồm lồm, lá trầu không tươi và lá khế chua. Tùy theo từng người bệnh mà dùng liều tươi hoặc gia giảm thêm dầu vừng vào cao lỏng, … để đắp hoặc bôi. Anh được bác sĩ cho thuốc về bôi. Anh rất ngạc nhiên vì bôi xong một lúc mẹ anh thấy bớt đau và ngủ được một lúc (trước đó bà đau không ngủ được). Tiếp tục bôi thuốc mỗi ngày 3-5 lần sau 3 ngày thì bà không còn kêu đau, các vết loét khô lại, bong vẩy và khỏi dần. Sau khoảng nửa tháng thì hết loét nhưng do bà bị biến chứng thần kinh nên còn rát. Hiện tại, bà đã phục hồi và lại đi chơi được.

BSCK I Nguyễn Văn Quang cho biết thêm, bệnh zona thần kinh dân gian thường gọi: “giời leo, giời bò”… Bệnh rất thường gặp, khởi phát nhanh và gây nhiều đau đớn. Trước khi tổn thương mọc 2-3 ngày, bệnh nhân thường có cảm giác báo hiệu như rát dấm dứt, đau vùng sắp mọc tổn thương kèm theo triệu chứng toàn thân ít hoặc nhiều như mệt mỏi, đau đầu… Hạch ngoại vi lân cận có thể sưng và đau. Sau đó, xuất hiện các mảng đỏ, nề nhẹ, gờ cao hơn mặt da, hình tròn, bầu dục lần lượt nổi dọc dây thần kinh, rải rác hoặc cụm lại thành dải, thành vệt, sau 1-2 giờ trên mảng đỏ xuất hiện những mụn nước chứa dịch trong, căng khó vỡ, các mụn nước tập trung thành cụm (như chùm nho), về sau đục, vỡ, xẹp để lại sẹo (nếu nhiễm khuẩn). Đặc biệt nguy hiểm là biến chứng thường gặp của bệnh là rối loạn cảm giác, biểu hiện đau dây thần kinh sau khi tổn thương ngoài da đã khỏi (khoảng 50% bệnh nhân trên 50 tuổi bị đau viêm dây thần kinh). Việc sử dụng bài thuốc này ở giai đoạn sớm hiệu quả rất cao, để lại ít sẹo và di chứng.

Thồm lồm vị ngọt, tính bình, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ thấp, tiêu thũng chỉ thống (làm hết đau), trị bì phu thấp độc, ung thũng sưng đau. Lá khế vị chát, tính lạnh, có tác dụng tán nhiệt độc, lợi tiểu tiện, dùng chữa các chúng lở ngứa, ung nhọt do huyết nhiệt. Lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn, có tác dụng sát trùng vết thương, chữa các bệnh viêm loét ngoài da, nước ăn chân tay… Kết hợp các vị thuốc này sẽ có tác dụng trị các bệnh ngoài da nói chung và bệnh giời leo nói riêng, nhưng quan trọng là cách bào chế” – BSCK I Nguyễn Văn Quang

NHẬT HÀ

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*